• Trang chủ
  • Quốc tế
  • Bầu cử Mỹ: Thất bại của Đảng Dân chủ đã được báo trước?

Bầu cử Mỹ: Thất bại của Đảng Dân chủ đã được báo trước?

ABC cho rằng đối thủ của Đảng Dân chủ – ông Donald Trump – là một trong những nhân vật kém uy tín nhất trong lịch sử chính trị hiện đại Mỹ.

Dẫu vậy, những rào cản với Đảng Dân chủ, cũng như những bước đi sai lầm của chiến dịch, đã hiển hiện rõ ràng từ ngày bà Kamala Harris trở thành ứng viên.

Nỗi đau kinh tế

Tình hình kinh tế Mỹ trên thực tế và cách công chúng Mỹ nhận thức về tình hình kinh tế cách nhau một khoảng rất rộng. Dưới thời chính quyền Joe Biden, nền kinh tế Mỹ cải thiện đáng kể, khi xét tới các chỉ số chính là thất nghiệp, lạm phát và tăng trưởng.

Song người Mỹ cảm thấy họ đang phải làm việc vất vả chưa từng có. Ngoài ra, hàng hóa cơ bản như thực phẩm và xăng dầu đắt đỏ hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19.

Bức tranh tổng quát về nền kinh tế Mỹ không gói gọn trong 4 năm ông Biden nắm quyền. Trong những thập niên gần đây, khoảng cách giàu nghèo đã nới rộng, trong khi tầng lớp trung lưu thu hẹp lại. Các thị trấn trước đây thịnh vượng, nay gặp khó khăn vì mất việc làm trong nước.

Bà Harris vận động ở bang chiến trường Bắc Caroline hôm 2-11. Ảnh: Facebook

Bà Harris vận động ở bang chiến trường Bắc Caroline hôm 2-11. Ảnh: Facebook

Về mặt chính trị, chính quyền đương nhiệm gần như luôn là bên phải trả giá khi cử tri không hài lòng về nền kinh tế. Dù ông Biden hay bà Harris là ứng viên, nguyên tắc này luôn tồn tại.

Phó tổng thống phải đối mặt với một nhiệm vụ bất khả thi: Tìm cách nhận công từ những thành tựu kinh tế từ chính quyền Biden mà không làm cho người dân cảm thấy bà đang xem nhẹ những khó khăn họ đang trải qua.

Những ưu tiên của cử tri trung thành

Trong khi nhiều cử tri trung dung đang lo lắng về cách trang trải cuộc sống cũng như tương lai của con em, nhiều người trong Đảng Dân chủ lại xoay quanh các vấn đề văn hóa, như chăm sóc sức khỏe khẳng định giới tính hay xung đột Dải Gaza.

Với những người Mỹ phản đối các mục tiêu tiến bộ đó và tin vào giá trị truyền thống của Cơ đốc giáo, thông điệp “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông Trump có sức lan tỏa.

Do đó, khi Đảng Dân chủ chọn ứng viên có quan điểm tự do từ San Francisco – trung tâm của chủ nghĩa cấp tiến, một số cử tri trung dung và cả những người theo Đảng Cộng hòa không thích ông Trump sẽ nghi ngờ về khả năng bà Harris đưa những chương trình nghị sự trái ngược quan điểm của họ.

Ví dụ, dù phó tổng thống tuyên bố có sở hữu súng và không tước vũ khí của bất cứ ai, có những người sẽ không bao giờ tin vào điều này.

Thay đổi ứng viên

Bà Harris “tình cờ” trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, khi ngồi vào vị trí này vì ông Biden rút lui. Mặc dù là phó tổng thống, bà không quá nổi tiếng trong mắt công chúng Mỹ, đặc biệt là khi so sánh với ông Trump. Do đó, việc giành được lòng tin của công chúng Mỹ trong một thời gian ngắn gần như bất khả thi.

Quảng cáo cho bà Harris ở Las Vegas. Ảnh: EPA

Quảng cáo cho bà Harris ở Las Vegas. Ảnh: EPA

Phân biệt giới tính và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Trong số 46 chủ nhân Nhà Trắng, chỉ có một người da màu: Ông Barack Obama. Và chưa từng có nữ tổng thống nào.

Đánh giá sai lầm

Tâm trạng của cử tri Mỹ đang rất tệ. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ nghĩ rằng đất nước đang đi sai hướng. Ở nhiều nơi, tâm trạng cay đắng, thất vọng và tức giận tràn lan. Đây chính xác là bầu không khí ông Trump luôn nắm bắt. Trong khi đó, thông điệp lạc quan và hy vọng của bà Harris không cứu vãn được tình hình hiện tại.

Đảng Dân chủ cũng không quan tâm đến khoảng cách giàu nghèo và mức độ ảnh hưởng chính trị của vấn đề này. Tại sao bà Harris liên tục vận động tranh cử với những người nổi tiếng giàu có?

 Ví dụ, mái tóc óng ả của siêu sao Beyonce trong một buổi vận động vào tháng 10 như muốn thể hiện rằng: “Tôi đã chi tiền cho việc nhuộm, cắt và sấy tóc nhiều hơn cả số tiền bạn kiếm trong một tháng”.

Bà Harris và ca sĩ Beyonce xuất hiện cùng nhau hôm 25-10. Ảnh: Bloomberg

Bà Harris và ca sĩ Beyonce xuất hiện cùng nhau hôm 25-10. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, ông Trump phục vụ khoai tây chiên tại một cửa hàng McDonald’s.

Mỗi lần gia đình Obama rao giảng về những gì người Mỹ cần làm hoặc nên bỏ phiếu cho ai, đây như một lời nhắc nhở với tầng lớp lao động, người Mỹ da đen và gốc Tây Ban Nha rằng trong nhiều thập kỷ, họ đã trung thành với Đảng Dân chủ. 

Song điều này có thể khiến các nhóm cử tri tự hỏi, liệu họ đã nhận được đủ lợi ích từ sự ủng hộ đó, hay đang bị Đảng Dân chủ coi là điều hiển nhiên?

Động lực và tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu

Cử tri Mỹ đang phân cực hơn bao giờ hết.

Theo nhà báo Ezra Klein của tờ New York Times, 50 năm trước, cử tri bỏ phiếu theo xu thế “đảng phái tích cực”. Tức là họ bỏ phiếu cho đảng mình thích nhất, đảng có các giá trị phù hợp nhất và đưa ra các chính sách họ đồng tình nhất.

Trong những thập niên gần đây, xu hướng này đã thay đổi. Hiện tại, cử tri Mỹ theo “đảng phái tiêu cực”, đồng nghĩa bỏ phiếu cho một đảng vì rất ghét đảng đối lập. Cử tri không cần phải đặc biệt tin tưởng, hiểu, đồng ý hoặc thậm chí biết đảng họ chọn đề xuất gì, chỉ cần đảng họ bầu ít gây bất mãn so với các giá trị và niềm tin của phía đối lập.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy những người theo ông Trump đang có động lực đi bầu cử hơn phía bà Harris. Diễn biến này không quá bất ngờ bởi trong lịch sử Mỹ, chưa có một chính trị gia nào cực đoan hơn ông Trump.