Theo SciTech Daily, nhóm phụ trách sứ mệnh Nancy Grace Roman của
Quốc tế
NASA: “Chiến binh La Mã” tìm kiếm Trái Đất thứ hai như thế nào?
NASA, the National Aeronautics and Space Administration, is the United States government agency responsible for the nation’s civilian space program and for aeronautics and aerospace research. Established in 1958 by the National Aeronautics and Space Act, NASA has led the U.S. in space exploration efforts, including the Apollo moon-landing missions, the Skylab space station, and the Space Shuttle program.
” data-gt-translate-attributes='[{“attribute”:”data-cmtooltip”, “format”:”html”}]’ tabindex=”0″ role=”link”>NASA đã tích hợp Thiết bị chụp vành nhật hoa Roman (Roman Coronagraph) cải tiến vào kính viễn vọng không gian này, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công nghệ thám hiểm
Các kỹ sư Goddard đang tích hợp thiết bị mới Roman Coronagraph vào kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman – Ảnh: NASA Nancy Grace Roman là kính viễn vọng tiên tiến nhất đang được NASA chế tạo tại Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard, dự kiến sẽ được phóng vào tháng 5-2027. Chiến binh quan sát vũ trụ tối tân này được đặt theo tên nhà vật lý thiên văn Nancy Grace Roman (1925-2018), nữ khoa học gia NASA có vai trò tiên phong trong việc chế tạo các kính viễn vọng. Đôi khi kính viễn vọng Nancy Grace Roman được gọi tắt là “Roman”, còn có nghĩa là “La Mã” nên được ví như “chiến binh La Mã” của NASA. Theo NASA, thiết bị mới Roman Coronagraph của sứ mệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh – tức các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời – và tìm kiếm các thế giới có khả năng sinh sống. Thiết bị này sẽ bao gồm một bộ mặt nạ và gương hoạt động phức tạp, nhằm che khuất ánh sáng chói chang từ ngôi sao mẹ của các hành tinh mục tiêu. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát được các hành tinh nhỏ bé, gần với sao mẹ mà các kính viễn vọng trước đây không thể thấy được vì bị “lóa mắt”. Quan trọng nhất, đó có thể là loại thế giới giống với Trái Đất của chúng ta. Ngoài ra, với khả năng quan sát tối tân hơn các kính viễn vọng tiền nhiệm, Nancy Grace Roman hứa hẹn sẽ tìm kiếm được nhiều dấu hiệu sinh học tiềm năng hơn từ các thế giới đó. Roman Coronagraph cũng được thiết kế để hoạt động như một bước đệm công nghệ nhằm tìm kiếm và lập danh sách các mục tiêu nên được phân tích kỹ hơn bởi các kính viễn vọng tốt hơn nữa trong tương lai. Một trong các chiến binh tương lai theo sau Nancy Grace Roman sẽ là “Đài quan sát Các thế giới có thể sống được”, một kính thiên văn được thiết kế riêng cho việc tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh. Roman Coronagraph được chế tạo chính bởi Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA, với sự đóng góp từ ESA, JAXA, CNES (cơ quan vũ trụ của châu Âu, Nhật, Pháp) và Viện Thiên văn học Max Planck của Đức.